Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Người già bám víu nhà thương
Hơn tháng nay, ông N.V. Luân (80 tuổi, ở Bà Rịa) đi tiểu thấy buốt. Bệnh viện Bà Rịa chẩn đoán ông bị viêm tiền liệt tuyến. Tuổi cao, tai hơi lãng, nghe ù ù cạc cạc, ai hỏi ông bệnh gì, với giọng gốc Huế đặc sệt, ông bảo là “tui bị liệt tiền tuyến”.

 



Bà Tiểu, bệnh nhân ung thư quê Bình Phước phải nằm ngủ hành lang bệnh viện Chợ Rẫy chờ đợt thuốc cuối cùng.

 

Ba giờ sáng một ngày giữa tháng 9, từ Bà Rịa, ông bà Luân khăn gói bắt xe lên bệnh viện Bình Dân, TP.HCM, hy vọng có máy móc hiện đại, bác sĩ thành phố chuyên môn tốt hơn để trị bệnh. Sáu giờ, anh con trai đang làm việc ở TP.HCM phải nghỉ việc đón ông bà trước cổng bệnh viện. Dù anh con trai ông Luân rành ngõ ngách liên hệ thủ tục bệnh viện, thì vẫn phải đến 2 giờ chiều ông mới hoàn thành các khoản xét nghiệm. Ông bà già mệt mỏi ngồi thừ ở dãy ghế chờ của bệnh viện chờ con đi mua thuốc rồi mới được đi ăn trưa, trong khi buổi sáng phải nhịn đói để lấy máu. Xong xuôi, bà Luân nói: “Nhờ có con nó lo thủ tục các thứ, chứ vô đây rối tù mù, tui với ông nhà mà đi chắc không biết đâu mà lần”.

 

Mất sức nhờ... bệnh viện

 

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân lớn tuổi nào cũng may mắn có con cái đưa đến bệnh viện như ông bà Luân. Nhiều người lớn tuổi ở những vùng quê xa mắc bệnh nan y, vì không muốn phiền đến con cái, nên tự mình khăn gói đến các bệnh viện công ở TP.HCM để tìm cơ hội chữa chạy, lạ nước lạ cái, nhà thương không ra nhà thương, đâu đâu cũng chen chúc, quát tháo, phục vụ máy móc lạnh lùng, lại càng thêm đuối sức, mệt trí khiến cho bệnh nhẹ thành nặng thêm.

 

Một giờ rưỡi chiều 19.9, ông Văn Sơn, nhà ở Vũng Tàu tay xách túi đồ, kẹp nách bộ hồ sơ kết quả xét nghiệm sỏi thận đứng thập thò trước cửa phòng khám ở bệnh viện Bình Dân. Bác sĩ – người có thể giúp ông đưa ra lời khuyên nên chọn giải pháp nào để điều trị – chưa có mặt. Chần chừ mãi, cuối cùng, ông Sơn cũng lấy hết can đảm đẩy cửa bước vào đưa tập hồ sơ bệnh án hỏi cô y tá trợ lý phòng khám. Vừa chìa tập hồ sơ ra, ông đã bị đẩy lại. Thay vì hướng dẫn bệnh nhân đợi bác sĩ tư vấn, thì cô y tá trẻ lạnh lùng nói với ông, đại ý hãy sang bên quầy đăng ký dịch vụ mà hỏi. Vợ chồng ông Sơn suốt một buổi sáng chưa kịp có gì lót dạ, đã trễ giờ cơm trưa, lại chán nản lủi thủi đi về phía quầy thu ngân trong khi còn chưa được bác sĩ tư vấn. Ai dám chắc ở đó họ không bị người của bệnh viện chỉ ngược về phòng bác sĩ?!

 

Những người lớn tuổi ở quê nhà có khi cả đời không biết đến nhà thương là gì, nay ngơ ngác trước cách tổ chức không gian khám bệnh khá phức tạp rối rắm ở các bệnh viện công ở đất Sài Gòn luôn thường trực trong tình trạng quá tải. Họ ít nhiều có cảm giác hụt hẫng, chán nản rồi sau đó, không cách gì khác là phải đối diện, chấp nhận, thích nghi để tìm một cơ hội chữa chạy bệnh tình mà họ tin tưởng là tốt hơn tại các bệnh viện địa phương nơi quê nhà.

 

4 giờ chiều 19.9, ở khoảng sân bên cạnh nhà thuốc bệnh viện Chợ Rẫy, bà Nguyễn Thị Ngòi, sinh năm 1945, quê Cần Thơ đang ngồi thừ người vì mệt. Bà vừa trải qua hai ngày khá căng thẳng để tìm cái bệnh huyết áp vô căn và viêm dạ dày. Bà Ngòi nói: “Tui đăng ký khám ở Bình Dân. Đi tới đi lui mất hết gần ngày trời, có kết quả, bác sĩ bên đó chuyển tui sang Chợ Rẫy xét nghiệm tiếp. Vậy là coi như hết hai ngày trời tui như đi lạc trong bệnh viện. Chưa hết, giờ khám xong thì không đủ tiền mua thuốc. Vậy là mai phải sắp xếp trở lại mua thuốc đặc trị theo toa bác sĩ. Già rồi, muốn khỏi bệnh phải chấp nhận cực khổ vầy chớ sao giờ”.

 

Ngủ hành lang, cơm từ thiện

 

Tuổi già, bệnh tật hiểm nghèo, chấp nhận sống chung với sự bực bội ở bệnh viện và tìm cách hoá giải là cách thế mà nhiều người lớn tuổi đang chọn. Với những hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thì không gì khác là phải thích nghi và tìm cách thực sự sống chung, nương tìm một chỗ trú thân, đối diện cảnh “ngủ hành lang, cơm từ thiện” ở bệnh viện để tìm một cơ hội được chữa trị.

 

Ở dãy hành lang gần khu Nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy, ông Thước (nhà ở Bình Phước) đang ngồi nắn đôi bắp chân bủng beo cho bà Tiểu, vợ ông. Bà Tiểu bị ung thư hang vị, đã cắt bỏ một phần dạ dày từ bốn năm trước, trải qua tám lần vào thuốc hoá trị, tóc rụng, nước da vàng bợt, mất sức nói không ra hơi. Bốn năm qua, trước từng đợt hoá trị, vợ chồng lão nông ở Bình Phước đều phải tay xách nách mang lên TP.HCM, vào bệnh viện chui nhủi ngủ hành lang chờ đến lượt gọi tên, vào thuốc. Đây là đợt vào thuốc cuối cùng trong phác đồ điều trị của bà Tiểu. Ông Thước nói giọng buồn buồn: “Thuê nhà nghỉ thì tốn kém. Nhập viện thì chật chội, người ta không có giường. Ngày trải chiếu nằm đường luồn ở đây, đến chiều tối dọn vô bên trong”. Cảnh ngộ vợ chồng bệnh nhân 65 tuổi trên rất phổ biến ở các bệnh viện công có khoa điều trị ung thư. Một đêm cuối tuần, trời mưa ẩm ướt và lạnh buốt. Ở những dãy hành lang, ghế đá của bệnh viện Ung bướu TP.HCM, là cảnh những cánh mùng nối tiếp những cánh mùng. Bệnh nhân dựng cọc, máng mùng vào hành lang, ghế đá để tránh muỗi và chuột cống. Đa số họ là những bệnh nhân lớn tuổi, quê xa, đang theo điều trị hoặc đã được lên lịch một, hai tuần sau mới lên bàn mổ phải chấp nhận ở lại bệnh viện để chờ.

 

Ở một góc nhập nhoạng, bà Xuân, 78 tuổi, cũng quê Bình Phước dùng bữa tối với một ổ bánh mì dai nhẳng giá 15.000 đồng. Bà bị một khối u bằng ngón tay cái nằm trong bao tử. Bốn tháng nay, cứ hai tuần một lần, bà từ quê bắt xe lên bệnh viện Ung bướu TP.HCM để bác sĩ theo dõi, cho thuốc. Bà kể về kinh nghiệm của mình: “Mỗi đợt đi lấy thuốc, là phải mang theo mùng mền, chiếu, đến bệnh viện trước một hai ngày, chấp nhận cảnh tối ngủ ghế đá ở hành lang bệnh viện để chờ lấy số sớm. Ở đây lúc nào cũng đông, nếu “không biết cách” thì chẳng biết bao giờ mới tới lượt mình”.

 

Nhìn cái cách một mình xoay xở để tạo ra một cái lều dã chiến giữa một dãy lều, nằm dọc theo đường cống thoát nước đầy chuột, bốc mùi hôi thối sau mưa, mới biết những bệnh nhân lớn tuổi như bà Xuân không hề dám nghĩ đến cái gọi là một dịch vụ y tế đặc biệt nào đó nhân văn hơn dành cho người già. Điều quan trọng nhất lúc này với họ là làm sao để đêm ngủ vạ vật không bị muỗi cắn, chuột rúc, trời không mưa to đến mức phải ôm mùng chiếu chạy và nhất là không bị đội bảo vệ đuổi.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)
    Quảng Bình lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm 11 ngư dân mất tích (06-05-2024)
    Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam (06-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Thời quyền chống tham nhũng của toàn dân đã đến? (25-09-2013)
    Quyết làm xong 10 'đại án' tham nhũng (24-09-2013)
    3 CSGT bị dính đạn trong một vụ nổ súng, 1 thiếu tá tử vong (23-09-2013)
    Nhiều phát ngôn “sốc” về tham nhũng: mừng hay lo? (21-09-2013)
    “Dân mình nghèo, sao xây trụ sở to thế !” (19-09-2013)
    Mất lòng tin vì lãnh đạo can thiệp làm "xẹp" án tham nhũng (18-09-2013)
    Thương lái Trung Quốc lại làm rối loạn ngành tôm! (18-09-2013)
    Cứu hỏa “ì ạch” dù 500 tỷ đồng đang bốc cháy (!) (16-09-2013)
    Chưa chắc người lao động được hưởng lợi khi tăng lương tối thiểu (16-09-2013)
    Cháy dữ dội, một nửa Trung tâm thương mại Hải Dương bị đổ sập (14-09-2013)
    Thường vụ Quốc hội “nóng” chuyện thu hồi đất (12-09-2013)
    Kiếm sống trong vòng vây thuốc độc (12-09-2013)
    "Ăn của dân không từ một cái gì" (11-09-2013)
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye (09-09-2013)
    Vụ Bí thư xã “chửi” dân ngu: Người dân địa phương phẫn nộ (09-09-2013)
    Xử nghiêm hành vi nhũng nhiễu, vô cảm của cán bộ (07-09-2013)
    TS Bá “thách đấu” Thứ trưởng Bộ GTVT... 100 tỷ đồng (06-09-2013)
    Tại sao quy trách nhiệm Bộ trưởng lại khó và không công bằng? (06-09-2013)
    Học sinh khai giảng trong nhà mái che, phụ huynh ướt sũng (05-09-2013)
    Tiết lộ “động trời” từ khoa dược, bệnh viện Thanh Nhàn (04-09-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153092856.